Quan hệ giữa tế bào mầm và tế bào gốc phôi. Tế_bào_mầm_phôi

PGC là kiểu tế bào nhất thời, và không phải là tế bào gốc thực sự, khi so chúng với 1 định nghĩa về tế bào gốc. Thật vậy, chúng phù hợp hơn với tên gọi là tế bào tiền thân của các tế bào gốc dòng mầm, bởi tế bào này có các đặc tính giống với PGC không tồn tại ở động vật có vú sau khi sinh, điều này phản ánh sự thiếu hoạt tính tự làm mới của PGC.

Mặc dù PGC là quần thể tế bào nhất thời, nhưng chúng có tiềm năng quan trọng là tạo ra 1 nguồn các tế bào gốc, không chỉ đối với các tế bào gốc dòng mầm đực mà kể cả các tế bào khối u phôi đa năng (EC), cũng như các tế bào mầm phôi toàn năng (EG).

  • Từ những năm 1950 -1970, Leroy Stevens đã nghiên cứu các teratoma/ teratocarcinoma. Khi thử nghiệm trên chuột, Leroy Stevens cho thấy việc cấy phôi nang hay rãnh sinh dục (10,5 – 12,5 dpc) vào tinh hoàn chuột trưởng thành sẽ gây nên sự xuất hiện khối u teratocarcinoma, và nhiều loại tế bào đã được phát hiện trong chính khối u đó. Ông đã xác định PGC là nguồn gốc của các teratocarcinoma, chúng được tạo ra sau khi cấy các rãnh sinh dục vào tinh hoàn chuột trưởng thành. Các teratocarcinoma có chứa tế bào gốc, sau đó có thể thu nhận được chúng, đó là các tế bào EC.
  • Năm 1992, Matsui và cộng sự đã báo cáo rằng, PGC chuyển dạng thành các tế bào tương tự ES, khi nuôi cấy in vitro với hỗn hợp các nhân tố tăng trưởng. Những tế bào này gọi là tế bào EG, chúng có thể được thu nhận từ việc nuôi cấy tăng sinh của PGC (8,5 – 12,5dpc) với LIF, Steel factor (còn gọi là c – Kit ligand), và với bFGF. Sử dụng kĩ thuật tương tự, tế bào EG cũng được thu nhận từ heo và người. Những nghiên cứu sử dụng chuột cũng cho thấy rằng EG và ES không tương tự nhau về hình dạng và chức năng. Giống với tế bào ES, tế bào EG được duy trì trong trạng thái không biệt hóa in vitro và chúng tạo ra các teratocarcinoma in vivo. Khi tiêm chúng vào phôi nang, và tế bào ES và EG đều sáp nhập vào tạo thể khảm. Do đó, ES và EG đều có tính toàn năng, mặc dù chúng dường như không giống nhau.

Mặc dù PGC chuột có tiềm năng trở thành các tế bào toàn năng, nhưng sử dụng cho tạo dòng (bằng cấy nhân) thì không bao giờ thành công. Chuột có thể được tạo dòng thành công thông qua sử dụng nhân của nhiều kiểu tế bào sinh dưỡng khác. Tuy nhiên, vẫn chưa có báo cáo nào cho thấy việc sử dụng nhân tế bào PGC để tạo dòng thành công. Yamazaki và cộng sự cho thấy, phôi tạo dòng khi sử dụng nhân của PGC 10,5 dpc có thể phất triển bình thường đến khi giữa thai kì, nhưng phôi chết một thời gian ngắn sau đó. Hơn nữa, phôi tạo dòng PGC giai đoạn muộn không bao giờ phát triển bình thường. Những kết quả này cho thấy bộ gen của tế bào mầm có thể thiết lập chương trình theo một cách đặc biệt.